Tết trung thu Hội An- Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia

Thứ tư - 22/02/2023 03:15
Ngày 14/02/2023 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 228/QĐ-BVHTTDL, ghi danh Tết Trung thu ở Hội An, Quảng Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng. 


Vào mỗi độ Tết Trung thu, các di tích tín ngưỡng như đình, miếu, chùa, các nhà thờ tộc và tất cả các gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố Hội An đều bày biện mâm lễ cúng rằm theo tục xưa truyền lại. Đặc biệt, trong khu phố cổ, cảnh tượng cả dãy phố lung linh ánh đèn cầy, khói hương nghi ngút càng khiến không gian cổ xưa của phố thêm thâm trầm, linh thiêng. Mâm cỗ cúng rằm Trung thu đặc biệt vì có thêm món bánh nướng, bánh dẻo hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, là phẩm vật đặc trưng của dịp cúng rằm tháng Tám. Các loại bánh cùng với hoa, trái cây sắc màu ngũ hành đượctrưng bày công phu theo những quan niệm, điển tích liên quan đến lễ tiết hội mùa. Đối tượng cúng là những vị thần được thờ tự trong gia đình, thập loại cô hồn các đẳng, các vong hữu danh vô vị, hữu vị vô danh với mục đích cầu an, bố thí, mong muốn gia đình bình yên, buôn may bán đắt, mưa thuận gió hòa.
Đỉnh điểm vui hội tết Trung thu cũng diễn ra vào hai đêm 14 và 15 tháng Tám âm lịch. Người lớn chuẩn bị lễ phẩm cúng thần linh, gia tiên và âm linh, bày cỗ trông trăng, uống trà, ngắm trăng, vịnh thơ, đoán thời tiết mùa màng. Các kỳ thủ bày bàn cờ so tài cao thấp dưới ánh trăng nhiệm mầu. Các bà mẹ, các cô gái bận rộn với việc bày biện mâm lễ cúng và đặc biệt đua tài khéo tay sắp đặt cỗ bàn Trung thu. Trẻ con sung sướng chờ đón thời khắc được phá cỗ và tham gia vào các đám rước đèn, múa Thiên cẩu, múa Lân.
Đặc biệt, hoạt động sôi động nhất, thu hút nhiều người tham gia, người xem nhiều nhất và kéo dài ngày nhất là biểu diễn múa Thiên cẩu, nét văn hóa đặc trưng làm nên linh hồn của tết Trung thu ở Hội An. Qua tư liệu hồi cố của các vị cao niên sinh sống tại khu phố cổ Hội An, cho đến nửa cuối thế kỷ XX, ở Hội An chưa có múa Lân, Sư tử mà chỉ quen thuộc với nghệ thuật múa Thiên cẩu. Thiên cẩu có nghĩa là con chó nhà trời. Chó trong đời sống tâm linh của người Á Đông không chỉ hiện diện như một biểu tượng trang trọng trước cổng những địa điểm tôn nghiêm chốn trần gian, mà trên cõi trời đầy huyền bí, siêu nhiên cũng có một chỗ đứng trang trọng.
Từ sau năm 1975 đến nay, được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể các cấp, Tết Trung thu ở Hội An không chỉ được tổ chức tại các di tích tín ngưỡng, trong mỗi gia đình mà còn mở rộng tổ chức đến chính quyền và đoàn thể các thôn, khối phố, trường học, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trở thành một dịp Tết của các cháu thiếu nhi, học sinh với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa và giàu tính nhân văn như tổ chức diễu hành rước đèn, diễu hành xe hoa, hội thi múa Thiên cẩu, múa Lân, tổ chức phát quà cho các cháu thiếu nhi, vận động các tổ chức, cá nhân gây quỹ phát quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thi trưng bày mâm cỗ Trung thu, thi đèn lồng… trở thành sự kiện sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, lễ hội và du lịch sôi động, hấp dẫn trong năm.Một nét đặc biệt nữa của lễ hội Tết trung thu ở Hội An 20 năm gần đây là gắn liền với hoạt động của đêm rằm phố cổ. Trong khung cảnh huyền ảo tái hiện các sinh hoạt văn hóa của cư dân thương cảng Hội An xưa, Tết trung thu ở đây càng trở nên lung linh, cuốn hút.
Có thể nói, giá trị đặc trưng của lễ hội Tết Trung thu ở Hội An là được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa, truyền thống văn hóa dân tộc, có sự giao lưu vớivăn hóa Trung Hoa - Nhật Bản và luôn bổ sung, thích ứng, sáng tạo các giá trị hiện đại tạo nên tính phong phú, sôi động, hấp dẫn. Với những giá trị dặc sắc ấy, Tết Trung thu ở Hội An được ghi vào vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Sự vinh danh của Nhà nước đối với di sản này là niềm vui, niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và các tầng lớp Nhân dân thành phố Hội An. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 6 của thành phố này./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Audio Phát thanh - Tuyên truyền
Văn bản

208/TTr-BQL

Thống nhất điểm dừng kỹ thuật và điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công để dừng thực hiện quyết toán Dự án: Cải tạo sân vườn Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam theo hướng Công viên văn hóa

Thời gian đăng: 24/09/2018

lượt xem: 2168 | lượt tải:0

59/QĐ-TTVH

Quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động Trang thông tin điện tử của Trung tâm Văn hóa Quảng Nam

Thời gian đăng: 25/09/2018

lượt xem: 2132 | lượt tải:0

205/KH-TTVH

Kế hoạch tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 và tăng cường thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tại Trung tâm Văn hóa Quảng Nam

Thời gian đăng: 25/09/2018

lượt xem: 2078 | lượt tải:0
Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,921
  • Tháng hiện tại11,381
  • Tổng lượt truy cập1,108,742
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây