Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với kỳ vọng phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ nhật - 21/07/2024 04:17
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt yêu mến đối với ngành văn hóa. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt yêu mến đối với ngành văn hóa
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt yêu mến đối với ngành văn hóa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn, một tài năng lớn của cách mạng Việt Nam đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn. Trải qua nhiều cương vị công tác, với những trọng trách được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, dành tâm huyết rất lớn cho cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Và chỉ cách đây 1 tháng, ngày 21/6, cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập; tạo nguồn lực nội sinh, huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh 2.

Tổng Bí thư đã dành nhiều tâm huyết với mong muốn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước

Văn hóa còn thì dân tộc còn

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc", "Văn hóa còn thì Dân tộc còn", Nhà văn hóa Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận văn hóa của Đảng đã dành nhiều tâm huyết với mong muốn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

"Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng"- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư khẳng định: Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ là: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"! Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.

Đồng thời, Đảng ta khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Tổng Bí thư cho rằng, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều nói đến những gì tinh hoa, tinh túy nhất, được kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, tiến bộ. "Người ta thường nói một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa... Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

 

Theo Tổng Bí thư, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn hóa đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Tuy nhiên, văn hóa chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí.

Để chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc, với nhãn quan sâu sắc và tầm nhìn chiến lược, Tổng Bí thư đã nêu 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp cụ thể. Trong đó, 6 nhiệm vụ: một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc.

Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc.

Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa.

Bốn là, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân.

Năm là, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Sáu là, xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh 5.

Để chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc, với nhãn quan sâu sắc và tầm nhìn chiến lược, Tổng Bí thư đã nêu 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp cụ thể.

Người Lãnh đạo Đảng ta cũng nêu bốn giải pháp lớn, cần tập trung thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả thời gian tới gồm: (1) Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. (2) Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. (3) Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. (4) Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội...

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Đồng thời, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, phải nâng mức đầu tư "một cách hợp lý" từ nguồn ngân sách Nhà nước, khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa. Trong quá trình đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt, truyền cảm hứng chủ đạo trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông

Ngày 28/8/2023, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của ngành Văn hóa Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2023) và Hội nghị tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa toàn quốc năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành VHTTDL, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo Đảng đối với ngành.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh 6.

Nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều điển hình tiên tiến được phát huy, nhân rộng, góp phần thiết thực để xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, giá trị "chân - thiện - mỹ" của con người, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cuộc sống của mỗi gia đình hạnh phúc hơn

Trong thư, Tổng Bí thư chia sẻ niềm vui khi nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành Văn hóa nước ta đã có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm; nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đạt được một số kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Cũng theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là từ sau thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, ngành Văn hóa chúng ta đã có nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943; xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035... góp phần tạo nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng con người đã đi đúng hướng, lấy cơ sở làm trọng tâm, Nhân dân là chủ thể, văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều điển hình tiên tiến được phát huy, nhân rộng, góp phần thiết thực để xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, giá trị "chân - thiện - mỹ" của con người, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cuộc sống của mỗi gia đình hạnh phúc hơn.

Thư của Tổng Bí thư viết: "Hội nghị tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa toàn quốc năm 2023 là một cơ hội tốt để các nhà quản lý, những người làm công tác văn hóa, thực hành văn hóa trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cùng nhau trân quý, nhân rộng những cách làm sáng tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với tinh thần: "Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh 7.

Tại Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa toàn quốc năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành VHTTDL, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà lãnh đạo Đảng đối với ngành.

Tổng Bí thư cũng khẳng định, nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất; rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Đồng thời, người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta cho rằng, nhiệm vụ chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài, rất cần sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; sự nỗ lực, nỗ lực nhiều hơn nữa; quyết tâm, quyết tâm cao hơn nữa của toàn ngành Văn hóa. Chúng ta không chủ quan, tự mãn, quá vui mừng, say sưa trước những kết quả bước đầu và cũng không hề nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, thách thức đang còn phải đối mặt.

Công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng con người đã đi đúng hướng, lấy cơ sở làm trọng tâm, Nhân dân là chủ thể, văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều điển hình tiên tiến được phát huy, nhân rộng, góp phần thiết thực để xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, giá trị "chân - thiện - mỹ" của con người, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cuộc sống của mỗi gia đình hạnh phúc hơn".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuối cùng, Tổng Bí thư chia sẻ: "Tôi tha thiết mong muốn và tin tưởng rằng, những người làm công tác văn hóa nói chung, những gương điển hình tiên tiến được tuyên dương nói riêng cần luôn luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua" để phát huy vai trò tiên phong, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng, ý chí và quyết tâm xây dựng, phát triển đất nước ta ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra".

Cẩm nang cho những người làm công tác văn hóa

Ngày 21/6, cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức biên soạn, xuất bản tiếp tục thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập; tạo nguồn lực nội sinh, huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh 9.

Cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "cuốn cẩm nang" cho những người công tác trong lĩnh vực văn hóa

Cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968.

Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Cuốn sách là sự hệ thống hóa các quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về văn hóa Việt Nam; thể hiện tập trung và sinh động tầm vóc tư tưởng rộng lớn, tầm nhìn xa, trông rộng, tư duy chỉ đạo chiến lược, nhất quán, xuyên suốt và sáng tạo của người đứng đầu Đảng ta.

Theo Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, tiếp cận cuốn sách của Tổng Bí thư không chỉ đơn thuần hiểu đây là kho tàng tri thức của nhân loại mà đây còn là "cuốn cẩm nang" cho những người công tác trong lĩnh vực văn hóa. Vượt ra khỏi khuôn khổ của những luận điểm cơ bản, đó còn là những vấn đề mà Tổng Bí thư đang gửi gắm trong cuốn sách. Thông qua cuốn sách, đội ngũ những người công tác trong lĩnh vực văn hóa được nâng cao nhận thức một cách sâu sắc những chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa; nắm được những vấn đề về lý luận từ tổng kết thực tiễn mà Tổng Bí thư đã gửi gắm trong cuốn sách quý này.

"Cuốn sách tổng hợp những vấn đề về lý luận từ thực tiễn mà Tổng Bí thư là người khái quát, cuốn sách đã đi sâu, luận giải nhiều lĩnh vực của văn hóa. Giúp chúng ta có thể thấy được những giải pháp, nhiệm vụ, phương pháp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi gắm trong cuốn sách, với tư cách là một người am tường về văn hóa, nhà lý luận, thể hiện sự tin yêu, gửi gắm, mong muốn của Tổng Bí thư đối với ngành văn hóa".

Theo Bộ trưởng, sau khi cuốn sách được ra mắt, những người công tác trong lĩnh vực văn hóa thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, giữ gìn, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, thấy được những "điểm sáng" cần nhân rộng, phát triển; để ngành văn hóa đáp ứng được những kỳ vọng của Tổng Bí thư: văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, sử dụng sức mạnh mềm của văn hóa để khẳng định vị thế quốc gia./.

Tác giả: dangnhap

Nguồn tin: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Audio Phát thanh - Tuyên truyền
Văn bản

208/TTr-BQL

Thống nhất điểm dừng kỹ thuật và điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công để dừng thực hiện quyết toán Dự án: Cải tạo sân vườn Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam theo hướng Công viên văn hóa

Thời gian đăng: 24/09/2018

lượt xem: 2672 | lượt tải:0

59/QĐ-TTVH

Quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động Trang thông tin điện tử của Trung tâm Văn hóa Quảng Nam

Thời gian đăng: 25/09/2018

lượt xem: 2612 | lượt tải:0

205/KH-TTVH

Kế hoạch tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 và tăng cường thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tại Trung tâm Văn hóa Quảng Nam

Thời gian đăng: 25/09/2018

lượt xem: 2759 | lượt tải:0
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay916
  • Tháng hiện tại16,001
  • Tổng lượt truy cập1,259,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây