Giêng hai, về Nông Sơn trẩy hội Bà Thu Bồn...

Thứ hai - 07/03/2022 23:04
Được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Lễ hội Bà Thu Bồn (thôn Trung An, xã  Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) năm nay là một hoạt động trong Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của địa phương, hứa hẹn đây sẽ là điểm đến văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách.
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021
Từ những câu chuyện…
Lễ hội Bà Thu Bồn là một trong những lễ hội mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh về đời sống tín ngưỡng dân gian của quê hương, xứ sở gắn với sông mẹ Thu Bồn. Tương truyền có nhiều giai thoại, câu chuyện kể lý thú, hấp dẫn về sự hiển linh của Bà trong việc cứu nhân độ thế, phù hộ cho dân làng vượt qua bao thiên tai, bệnh tật, rủi ro trong cuộc sống, giúp mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi, mùa màng trĩu hạt.
Lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức hằng nămokkkk
Lễ an vị sắc phong Bà Thu Bồn (phục dựng) tại Dinh Bà Thu Bồn (Thôn Trung An, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) 
Gần 30 năm trôi qua nhưng cảm giác kinh hoàng của bà Nguyễn Thị Lý (thôn Trung An, Quế Trung) khi đứng giữa lằn ranh sống – chết trong vụ lật đò vẫn như ngày hôm qua. Bà Lý nhớ, sáng ấy 29 người chen chân trên một chuyến đò sang sông đi cấy. Đến giữa sông, đò không may bị chìm. 30 phút sau, 28 người được cứu còn bà Lý thì chưa thấy đâu. May sao, người chèo đò gần đó lấy dầm khua trúng và cứu được bà Lý. “Lúc chìm dưới nước, tôi vừa sợ hãi vừa khấn nguyện mong Bà phù hộ cứu vớt. Sau đó bên tai nghe tiếng vọng “bám vào cây sào, bám vào cây sào”, tôi quơ tay bám và được cứu. Điều rất kỳ lạ là mặc dù không biết bơi lại trôi đoạn xa 500m dưới lòng sông nhưng tôi không uống một ngụm nước nào” – bà Lý nói.
Các hoạt động thể thao tổ chức trong dịp Lễ hội Bà Thu Bồnok
Các hoạt động thể thao tổ chức trong dịp Lễ hội Bà Thu Bồn
Ở Trung An còn nhiều câu chuyện kỳ bí về sự linh thiêng của Bà. Hơn 100 năm nay, nhiều thế hệ của gia đình ông Trần Văn Lộc (71 tuổi) giữ gìn, thờ cúng sắc phong của Bà. Ông Lộc nói, nghe các cụ kể, tên làng Trung An cũng được đặt từ tích về Bà. Ngày đó bà hiển linh bảo dân làng lập đền thờ bà rồi bà che chở, bảo vệ cho. Nhưng phải nhớ ai ở Trung (tức trung thực, ngay thẳng) thì mới Yên (yên ổn, bình an) được. Từ đó, các vị tiền bối đặt tên làng là Trung Yên, sau đọc trại thành Trung An như ngày nay.
Hay như câu chuyện có năm mất mùa đói kém, bỗng có con bò tót trong rừng chạy ra ngay chỗ bãi Bà. Và Bà báo mộng rằng mai là ngày giỗ ta mà năm nay đói kém, ta cho con bò, trước là làm lễ tế ta sau là đãi dân làng. Người dân Trung An cũng luôn tin rằng nhờ có sự che chở của Bà mà xưa nay trong làng không có ai chết “bất đắc kỳ tử”, mọi người được bình yên trong chiến tranh loạn lạc, trong trận đại hồng thủy năm Thìn 1964,...
… đến nét văn hóa truyền thống
Tương truyền, Bà chèo thuyền đi đến nhiều vùng đất dọc sông Thu Bồn chỉ cho dân làng cách trồng lương thực, hoa màu, chăn nuôi súc vật… Theo ông Mai Trính (thôn Tứ Trung, Quế Lâm) “Không chỉ ở làng Trung An mà nhiều nơi như thôn Tứ Trung (Quế Lâm), Khánh Bình (Ninh Phước)…, cũng lập miếu thờ Bà để ghi nhớ sự hy sinh, công ơn to lớn của Bà và cúng Bà vào ngày mùng 10-12.2 âm lịch hằng năm. Những người sống ven sông, đặc biệt người làm nghề sông nước luôn tin vào sự linh thiêng, che chở của Bà”.
Hằng năm, đến ngày mùng 10-12.2 âm lịch, người dân Trung An nấu bánh rò, bánh tét, xôi ngọt cùng các loại hoa quả trong vườn dâng lên Bà. Trước đây, lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức 3 năm một lần, không đua ghe thì hát bội. Kinh phí từ rừng dầu Bà, ruộng Bà cho thuê… Từ năm 2017, lễ hội được UBND huyện Nông Sơn, Phòng VH-TT huyện phục dựng theo đúng các nghi thức, phong tục truyền thống.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn cho biết, cùng với việc đầu tư trùng tu di tích Dinh Bà, huyện cũng phục dựng lại các nghi thức lễ truyền thống, tô đậm nét đẹp văn hóa tâm linh vào lễ hội. Đồng thời, xây dựng phần lễ và hội phù hợp với cuộc sống, phong tục của người dân địa phương. Ngoài các nghi thức tế lễ truyền thống, Lễ hội Bà Thu Bồn ở Nông Sơn năm nay còn có các chương trình như: hô hát bài chòi, liên hoan nghệ thuật quần chúng, đua ghe, hội thi thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền, cờ tướng… Tất cả các hoạt động phần lễ và hội đã được chuẩn bị chu đáo, nhất là đảm bảo trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo ông Trần Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Nông Sơn cần phối hợp với Duy Xuyên để tổ chức Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn theo hướng xây dựng sản phẩm văn hóa, du lịch sông nước đặc sắc, độc đáo, thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa, cần chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa tổ chức lễ hội và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản tại địa phương. “Hồn cốt dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc trong lễ hội này phải được bảo tồn và phát huy. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các S, ngành liên quan phối hợp với huyện Nông Sơn nghiên cứu cơ chế, chính sách để bảo tồn, phát triển cho phù hợp, nhất là cơ chế, chính sách động viên, đãi ngộ thích đáng đối với các nghệ nhân có công trong việc bảo tồn, thực hành và truyền dạy di sản này cho các thế hệ mai sau”, ông Trần Văn Tân cho biết thêm.
Cùng với ý nghĩa về văn hóa, tâm linh, Lễ hội Bà Thu Bồn là cơ hội để huyện Nông Sơn quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và các giá trị tài nguyên du lịch khác trên địa bàn huyện như Hòn Kẽm Đá Dừng, làng Đại Bình, suối nước nóng Tây Viên... Từ đó tạo điều kiện để địa phương gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Sông mẹ Thu Bồn từ bao đời nay đã đi vào tiềm thức của người dân trong suốt chiều dài lịch sử quê hương xứ Quảng chất chứa những vỉa tầng tràn đầy sinh lực cội nguồn của biết bao giá trị lịch sử, văn hóa. Và Lễ hội Bà Thu Bồn nơi vùng đất trung du Nông Sơn đang những ngày chờ đón bước chân mọi người về đây…
                                                        
 

Tác giả: Lê Minh Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Audio Phát thanh - Tuyên truyền
Văn bản

208/TTr-BQL

Thống nhất điểm dừng kỹ thuật và điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công để dừng thực hiện quyết toán Dự án: Cải tạo sân vườn Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam theo hướng Công viên văn hóa

Thời gian đăng: 24/09/2018

lượt xem: 1022 | lượt tải:0

59/QĐ-TTVH

Quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động Trang thông tin điện tử của Trung tâm Văn hóa Quảng Nam

Thời gian đăng: 25/09/2018

lượt xem: 961 | lượt tải:0

205/KH-TTVH

Kế hoạch tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 và tăng cường thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tại Trung tâm Văn hóa Quảng Nam

Thời gian đăng: 25/09/2018

lượt xem: 1005 | lượt tải:0
Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,102
  • Tháng hiện tại6,884
  • Tổng lượt truy cập751,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây